Site icon Ánh Dương

5 mẹo để bạn viết bài tốt hơn

5 mẹo để bạn viết bài tốt hơn

Hôm rồi, mình có vào website một người bạn. Thấy nội dung, bạn mình đăng đọc rất dài dòng, trình bày cứ san sát nhau, đọc rất là đau đầu, nếu mà viết cho khách hàng chắc họ sẽ không đọc. Sẵn lên cái dàn ý viết ra một vài mẹo để hi vọng người bạn đó viết các bài sắp tới tốt hơn.

1. Hãy tạo ra cho mình một dàn bài trước khi viết

Thường các bài viết thiên về cảm xúc sẽ không cần dàn bài. Các bài viết về nội dung khác thì mình khuyên nên học thói quen lên cho mình một dàn bài, nó sẽ giúp bạn.

Đưa ra dàn ý chính

Từ những tài liệu, suy nghĩ bạn sẽ đưa ra được các ý chính mà mình muốn truyền đạt, mỗi ý lớn bạn muốn truyền đạt thì dùng các phần mềm để ghi chú lại.

Từ các ý chính mà phát triển các ý phụ

Từ các ý chính, bạn có thể mở rộng ra các ý phụ bổ sung cho ý chính đó. Giải thích chứng minh hay đưa ra các ý liên quan. Làm cho nội dung của bạn rộng hơn, mang đến cho người đọc nhiều kiến thức hơn.

Kiểm tra được nội dung muốn truyền tải

Dựa trên dàn ý, bạn có thể kiểm tra được bạn có thiếu các ý nào mình muốn truyền đạt hay không. Sắp xếp vị trí các ý, hay bỏ các ý còn dư thừa.

Việc có một dàn bài sẽ giúp bạn không bị mông lung không biết mình sẽ viết gì, viết dư thiếu đủ ra sao, hình dung ra được nội dung mình viết.

2. Thể hiện nội dung theo một chuẩn chung

Viết một bài viết tốt, nhưng không biết cách trình bày sẽ làm giảm mất giá trị bài viết. Đọc bài viết người bạn mình viết, vừa dài dòng, không phân tách được các nội dung rõ ràng, mỗi nội dung lại trình bày lung tung, gây khó chịu cho người đọc.

Bạn nên tạo cho mình một chuẩn chung khi thể hiện nội dung của mình, từ theo dàn ý mà phân tách các nội dung tách ra các phần riêng biệt. Ngừoi đọc dễ dàng tiếp cận được nội dung của mình, có một chuẩn chung thì khi nhìn vào sẽ biết đó là chính hay ý phụ, ý nào bổ nghĩa cho ý nào. Đồng thời tạo ra cho mình một phong cách riêng biệt.

Thường thì mỗi đối tượng người làm nội dung khác nhau sẽ dùng cách thể hiện khác nhau, nếu như người thiết kế sẽ ưu tiên nội dung graphic info để cho người đọc dễ tiếp cận, các tối tượng khác sẽ dùng tới landing page hay tạo cho mình một format bài viết riêng.

Nếu như bạn là một người dùng bình thường thì sẽ làm gì để tạo cho mình dấu ấn riêng. Thường thì khi bạn lập một website người ta sẽ có một guide line qui định hết bạn nên thể hiện như thế nào về:

3. Đọc lại nội dung

Thường thì trước khi đăng lên mình sẽ đọc lại một vài lần trước khi chia sẻ hay xuất bản để tránh các sai sót nếu có. Những thiếu sót đó là:

Lỗi chính tả

Một bài viết hiếm hoi lắm mới không dính lỗi chính tả, nếu có lỗi chứng tỏ sự thiếu chuyên nghiệp của bản thân hay người duyệt bài. Đọc lại giúp kiểm tra được các lỗi về chính tả, ngữ pháp, hoặc các dùng từ có chính xác hay chưa.

Kiểm tra lại được các từ ngữ, các ý muốn truyền đạt

Khi viết nội dung, đôi khi hay bắt gặp muốn truyền đạt ý A nhưng đôi khi vẫn gặp tình huống bản thân viết ý B. Nhiều lúc bản thân đọc lại, không biết thời điểm đó muốn viết ý gì, đọc lại giúp bạn phát hiện được và thay đổi kịp thời. Đảm bảo nội dung thống nhất, giữ được ý muốn truyền đạt.

Sắp xếp lại được nội dung

Thường thì khi xây dựng dàn ý chỉ nhìn thấy được phần khung của vấn đề, nhưng đi vào chi tiết khi đọc lại thì mới thấy nhiều thứ cần sửa đổi. Ví dụ như các ý có thể xung đột lẫn nhau, ý này lại thuộc phần ý khác, hoặc mang nghĩa bao hàm.

Đọc lại nội dung giúp chúng ta sắp xếp các ý theo một trình tự logic, từ đó hướng người dùng hiểu được nội dung sâu sắc hơn. Hiểu được đúng ý mình muốn truyền đạt.

4. Rút gọn lại nội dung

Thường thì sẽ có hai trường phái viết một bài viết thật dài chứa tất cả nội dung cần thiết, bao gồm cả việc phân tích, giải đáp các vấn đề. Hoặc là viết bài viết ngắn gọn, không dài dòng lan man giải thích, chỉ đưa ra kết luận mà người viết muốn.

Với người đọc tùy theo thể loại bài viết, họ không quan tâm hoặc ít quan tâm đến những thuật ngữ dịch thuật, những chứng mình. Thứ họ chỉ cần là kết luận mà người viết đưa cho họ.

Vì vậy thay vì viết một bài viết dài dòng bạn có thể viết ngắn lại, đưa vào các ý chính. Hạn chế giải thích các ý phụ để cho người đọc dễ dàng tiếp thu, đỡ nhàm chán hay đỡ bị ngộp trong đống nội dung.

Trừ những bài viết thiên về phân tích thì bạn nên truyền đạt đủ nội dung, nếu không bạn chỉ cần trích dẫn một đoạn nhỏ hoặc đặc đường dẫn đến bài viết bạn lấy thông tin đó.

5. Một số điểm bạn cần có trong bài viết

Bài viết nào cũng phải có một kết luận hoặc một điều bạn hướng đến. Đừung viết một nội dung rất dài, nhưng bạn chẳng chốt được điều gì đọng lại cho người đọc. Điều đó không thể hiện được nhận định của bạn.

Nếu một bài viết dài, bạn nên tạo mục lục để người đọc biết thứ họ muốn tìm nằm ở đâu, nội dung gồm những gì.

Tạo nên thương hiệu cho riêng mình cho bài viết. Mỗi người hành văn khác nhau, cách viết cũng khác nhau, bạn nên tạo cho mình một phong cách riêng biệt. Vừa để quảng bá bản thân, tăng thêm số người đọc bài viết của bạn lên.

Gom những bài viết cùng nhóm thành những series để người đọc tìm thấy dễ dàng hơn, tạo các hash tag trên social để người đọc tìm ra các bài viết cùng chủ đề, cùng người viết.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn thêm một vài kiến thức nữa trong việc viết bài. Để mỗi ngày là một ngày vui vẻ viết thêm nhiều bài viết hay.